Lá Thường Xuân – Dược liệu vàng trong điều trị ho, giảm ho và long đờm

07/03/2024

Lá Thường Xuân là vị dược liệu thường xuyên có mặt trong bài thuốc dân gian điều trị ho. Cho đến ngày nay, nhiều chế phẩm thuốc, TPCN cũng đã sử dụng cao khô Lá Thường Xuân trong công thức bào chế bởi tác dụng an toàn, hiệu quả trong điều trị ho và các vấn đề về hô hấp của nó. Vậy Lá Thường Xuân có chứa hoạt chất gì? Có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng ANVY tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

Lá Thường Xuân là lá gì?

Lá Thường Xuân
Dược liệu Lá Thường Xuân

Cây Thường Xuân là một loại cây leo với chiều dài có thể lên đến 20 – 30 mét khi chúng bám vào các bề mặt dốc như bờ tường, cây cối…Tên khoa học: Hedera helix, thuộc họ Araliaceae, có nguồn gốc từ Tây Á và châu Âu

Bộ phận được dùng để làm thuốc của loài cây này là lá, với đặc điểm gân hình chân vịt, phiến lá phân thùy, lá dài khoảng 5 đến 10cm. Lá Thường Xuân non thường có kích thước nhỏ, có lông và màu xanh nhạt. Còn lá già thường mọc thành bụi, to hơn và hiện rõ các gân lá.

Lá Thường Xuân có tác dụng gì đối với các bệnh lý đường hô hấp?

Nhiều người biết đến Lá Thường Xuân với tác dụng chữa trị và phòng ngừa viêm, nhiễm trùng đường hô hấp, giảm ho hiệu quả. Tác dụng này có được là nhờ vào thành phần hóa học Saponin với tỉ lệ chiếm khoảng 4 – 5% trong Lá Thường Xuân, bao gồm 3 saponin chính là Hederasaponin B, C, D và một lượng nhỏ monodesmoside α-hederin.

Thành phần hóa học trong Lá Thường Xuân
Thành phần hóa học trong Lá Thường Xuân

Kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy những hoạt chất này có tác dụng giãn phế quản và chống co thắt, tăng tiết dịch ở phế nang, làm dịch đờm loãng, long đờm và làm giảm tần suất cũng như cường độ ho.

Ở một nghiên cứu đánh giá tác dụng của Hedera helix đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus, kết quả cho thấy lá Thường Xuân là một lựa chọn dung nạp tốt với cả người lớn và trẻ em để điều trị các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng đường hô hấp. Cụ thể, sau khi sử dụng chế phẩm chứa lá Thường Xuân:

  • Các dấu hiệu viêm được cải thiện.
  • Tần suất ho về đêm giảm và chất lượng giấc ngủ được cải thiện và giảm rối loạn giấc ngủ liên quan đến ho.

Đặc biệt, trên nhóm đối tượng là trẻ em, một đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc thảo dược có chứa chiết xuất khô lá thường xuân dùng hai lần một ngày ở trẻ em bị ho có đờm đã được thực hiện. Nhóm nghiên cứu bao gồm 5162 bệnh nhi, trong đó: 75,7% ho có đờm rất dữ dội, 61,6% ho xảy ra vào ban đêm, 49,8% ho rất phổ biến (vài lần mỗi giờ) và 62,7% ho ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Thông thường, xi-rô chứa chiết xuất lá thường xuân khô được sử dụng với liều lượng hai lần một ngày, 2 ml hoặc 4 ml. Trong quá trình quan sát, tỷ lệ trẻ em bị ho nặng, rất phổ biến, ban đêm và hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng đã giảm đáng kể.

Tỷ lệ phụ huynh rất hài lòng với hiệu quả điều trị của chế phẩm có chứa chiết xuất lá thường xuân khô dùng hai lần một ngày là 68,2%. Kết luận đưa ra rằng việc sử dụng chiết xuất khô lá thường xuân là một giải pháp thay thế tốt cho các phác đồ điều trị hiện nay trong điều trị ho có đờm ở trẻ em.

Từ các nghiên cứu trên, ngày nay lá Thường Xuân được ứng dụng phổ biến trong các chế phẩm thuốc, thực phẩm chức năng bởi tính hiệu quả trong điều trị ho, viêm nhiễm đường hô hấp.

Cao Lá Thường Xuân có dùng được cho bà bầu không?

Lá Thường Xuân có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong thời gian ngắn
Lá Thường Xuân có thể sử dụng cho phụ nữ có thai trong thời gian ngắn

Một nghiên cứu với mục đích xác định sự an toàn của chiết xuất lá thường xuân Anh đối với trẻ sơ sinh cho thấy Siro chiết xuất từ ​​lá cây thường xuân an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn cho thai nhi trong thời gian mang thai.

Vì vậy phụ nữ đang mang thai có thể dùng các sản phẩm có chứa cao lá Thường Xuân nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng sản phẩm trong thời gian nhất định một cách an toàn và hiệu quả.

Cách sử dụng Lá Thường Xuân

Tuy có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp nhưng Lá Thường Xuân thường không được sử dụng trực tiếp bởi nó có thể gây viêm da tiếp xúc, dị ứng, phát ban ở da. Đặc biệt là với trẻ em không nên tiếp xúc với Lá Thường Xuân tươi.

Để cải thiện tình trạng ho, bạn nên sử dụng Lá Thường Xuân ở dạng siro, viên uống hoặc trà.

Tại ANVY, AZKA Mũi Họng Trẻ Em được nghiên cứu và sản xuất theo công thức có chứa Cao khô lá Thường Xuân kết hợp cùng nhiều thảo dược giảm ho, long đờm, tăng sức đề kháng. Đặc biệt, sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai sau 3 tháng và người bệnh tiểu đường.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về Lá Thường Xuân. Hãy liên hệ đến hotline 1800 234 558 để tư vấn miễn phí nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào!

Tài liệu tham khảo: 

  1. Theo PUBMED, “The Effects of Ivy (Hedera helix) on Respiratory Problems and Cough in Humans: A Review”
  2.  Theo PUBMED, “Safety of English ivy (Hedera helix) leaf extract during pregnancy: retrospective cohort study”
  3. Theo PUBMED, “The herbal medicine containing of ivy leaf dry extract in the treatment of productive cough in children”