Hoàng cầm – Vị dược liệu vàng cho các Bệnh lý dị ứng chưa được khám phá hết.
Dị ứng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý mãn tính tại nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như: Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…
Từ xa xưa Hoàng cầm đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền với các tác dụng chữa sốt, ho, nhức đầu, ung nhọt, điều kinh, kiết lỵ. Hiện nay theo những nghiên cứu khoa học mới đã chỉ ra vai trò của Hoàng cầm với cơ chế chống dị ứng đa tác động trên nhiều hệ cơ quan.
Vậy để làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của hoàng cầm và các hoạt chất trong dược liệu này chúng ta còn chần chờ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu vị dược liệu này trong bài viết dưới đây nhé!
Hoàng Cầm (Tên khoa học Scutellaria baicalensis thuộc Hoa môi (Lamiaceae), bộ phận sử dụng là rễ. Vị dược liệu có màu vàng, vị đắng, tính hàn và không có độc. Quy vào các kinh đại tràng, tâm, phế, đởm. Theo y học cổ truyền Hoàng cầm dùng chữa các bệnh ho có đờm, đau sưng họng, nôn ra máu, viêm gan mật, kiết ly, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu (Theo G.S Đỗ Tất Lợi- Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).
Nghiên cứu theo y học hiện đại thành phần hoá học của Hoàng cầm có 1 số loại Flavonoid nổi bật có tác dụng dược lý đáng kể phải nhắc tới là baicalin, baicalein, scutellarein, scutellarin, wogonin. Trong đó Baicalein là hoạt chất cho tác dụng chống dị ứng nổi bật và giảm các kích ứng niêm mạc đại tràng.
Hoàng cầm đã được nghiên cứu và tổng hợp các tác dụng dược lý trên lâm sàng như sau:
1. Tác dụng chống dị ứng
Theo nghiên cứu của Bui Thi Tho và các cộng sự cho thấy các hoạt chất baicalein, wogonin trong rễ Hoàng cầm làm giảm bớt sự giải phóng histamine gây ra bởi hợp chất 48/80 bằng cách ức chế sự phân hủy tế bào mast. Từ đó làm giảm các hiện tượng dị ứng. Trên các hệ cơ quan khác nhau Hoàng cầm và các hoạt chất baicalein sẽ phát huy vai trò chống dị ứng theo các cơ chế khác nhau.
1.1. Tác dụng chống dị ứng trên đường hô hấp trên
Một nghiên cứu Nan Zhang và cộng sự năm 2012 đã cho thấy hoàng cầm có tác dụng chống viêm đáng kể bằng cách ức chế con đường gây viêm, ức chế quá trình tạo ra prostaglandin E2.
Trong thí nghiệm đánh giá tác dụng chống dị ứng trên niêm mạc mũi ở người, hoạt chất Baicalein trong rễ hoàng gây ra sự ức chế đáng kể và gần như hoàn toàn giải phóng histamine kháng IgE trong polyp mũi ở nồng độ 20 μ g/ mL. Từ đó chỉ ra hoàng cầm có tác dụng chống viêm mũi dị ứng.
1.2. Chống dị ứng và các vai trò khác của hoàng cầm đối với các bệnh lý trên đường tiêu hoá
– Hoạt chất Baicalein trong Rễ Hoàng cầm cho thấy có tác dụng làm giảm các triệu chứng do dị ứng bởi thực phẩm, ngăn chặn đáng kể tiêu chảy. Đây là các biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Để làm sáng tỏ thêm vai trò trên đường tiêu hoá của hoàng cầm một nghiên cứu đã chứng minh tác dụng giảm co thắt cơ trơn đại tràng của hoàng cầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy Baicalin, baicalein và wogonin trong rễ hoàng cầm làm giảm nhu động ruột. Trong đó hoạt chất Wogonin có tác dụng ức chế mạnh nhất thông qua việc mở các kênh Ca trong tế bào cơ trơn.
– Hoàng cầm còn có tác dụng ức chế miễn dịch, tăng cường chức năng hàng rào đường ruột.
Trong những nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng thì yếu tố miễn dịch được đánh giá là quan trọng không kém nguyên nhân do dị ứng. Năm 2016 nghiên cứu của tác giả Bae MJ và các cộng sự đã chứng minh được uống baicalein có thể ức chế các tế bào lympho T, đây là các yếu tố rất quan trọng để duy trì khả năng dung nạp miễn dịch, có liên quan đến việc giảm dị ứng thực phẩm, và ức chế tự miễn dịch. Do đó làm giảm các triệu chứng dị ứng thực phẩm.
– Baicalein tăng cường chức năng hàng rào đường ruột trong các tế bào biểu mô ruột. Thí nghiệm được đánh giá trên chỉ số TEER ( chỉ số toàn vẹn của hàng rào đường ruột). Kết quả cho thấy sau khi sử dụng Baicalein chỉ số TEER tăng lên. Những kết quả này chỉ ra rằng baicalein tăng cường mạng lưới protein TJ, làm tăng cường tính toàn vẹn của hàng rào đường ruột.
1.3. Hoàng cầm và tác động trên bệnh lý tăng sinh tiền liệt tuyến
– Ngoài những cơ chế đa tác động đối với các bệnh lý mãn tính trên hệ tiêu hoá kể trên, baicalin trong rễ hoàng cầm còn cho thấy tác dụng tuyệt vời đối với bệnh lý tăng sản tiền liệt tuyến lành tính (BPH) ở nam giới, 1 trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng tiểu đêm ở người cao tuổi. Đây chắc hẳn là 1 cơ sở để khẳng định thêm vai trò tác dụng ” Đa -Di -Năng” của vị dược liệu này.
– Hoạt chất baicalin cải thiện tình trạng phì đại tuyến tiền liệt, ức chế sản xuất DHT (Dihydrotesstosteron) và ức chế hoạt động của 5α- reductase II ở mô hình động vật. Hơn nữa, tác dụng điều trị của baicalin đối với sự tăng sinh bất thường đã được xác minh bởi khả năng làm giảm độ dày của lớp cơ tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt.
Tại Anvy, Hoàng cầm là một thành phần dược liệu chủ chốt trong nhiều công thức sản phẩm như: AZKA mũi họng người lớn, AZKA mũi họng trẻ em, ANVIDA đại tràng và nhiều sản phẩm khác trong tương lai. Nhờ có hệ thống chiết xuất EECV, các hoạt chất baicalin, baicalein được chiết từ hoàng cầm với hàm lượng khá cao.
Công ty cổ phần Anvy tổng hợp và biên soạn
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật.
[2] Min- Jung Bae, Hee soon Shin & Dong Hwa Shon Scientific Reports volume 6, Article number: 32225 (2016) .
[3]. Bae MJ, Shin HS et al., Baicalein induces CD4(+)Foxp3(+) T cells and enhances intestinal barrier function in a mouse model of food allergy.,Sci Rep. 2016 Aug 26;6:32225
[4]. Thi Tho Bui, Chun Hua Piao, Chang Ho Song, Baicalein, wogonin, and Scutellaria baicalensis ethanol extract alleviate ovalbumin-induced allergic airway inflammation and mast cell-mediated anaphylactic shock by regulation of Th1/Th2 imbalance and histamine release, Anat Cell Biol. 2017 Jun; 50(2): 124–134.
[5]. Chahine, B. G. & Bahna S. L. The role of the gut mucosal immunity in the development of tolerance versus development of allergy to food. Curr. Opin. Allergy Clin. Immunol. 10, 394–399 (2010).
[6]. Bo-Ram Jin, Baicalin alleviates benign prostate hyperplasia through androgen-dependent apoptosis
[7]. A Herbal Composition of Scutellaria baicalensis and Eleutherococcus senticosus Shows Potent Anti-Inflammatory Effects in an Ex Vivo Human Mucosal Tissue Model