ANVY nghiên cứu giải pháp “giải cứu” cây dó bầu

09/01/2018

Sở hữu dây chuyền công nghệ chiết xuất do hãng Devex thiết kế và lắp đặt, ANVY đang sở hữu chiếc “chìa khóa” để mở “kho” dầu trầm đang lẩn khuất ở vùng miền núi thuộc các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa trở vào đến Bình Định.

Khi nguồn kỳ nam, trầm hương trong tự nhiên bắt đầu cạn kiện, trào lưu “ngậm ngải tìm trầm” cũng bắt đầu lùi dần về quá khứ thì một trào lưu mới xuất hiện, đó là trồng cây dó bầu để tạo trầm.

Bị hấp dẫn bởi nguồn lợi to lớn mà trầm hương có thể mang lại, khoảng hơn chục năm trước, trào lưu trồng dó bầu phát triển rầm rộ ở vùng núi các tỉnh miền Trung. Khi cây đủ tuổi, người dân lại rầm rộ rủ nhau “cấy trầm” bằng cách tạo ra các vết thương trên thân cây, sau đó bơm vào một số loại chất nhằm kích thích cây dó bầu tạo trầm.

Là một trào lưu phát triển chủ yếu dựa trên sự “truyền miệng” nên mỗi vùng, mỗi nhà lại có cách thức tạo ra vết thương, sử dụng loại hóa chất bơm vào cây dó bầu khác nhau. Vì thế dễ hiểu là trong trào lưu này, có những gia đình thu được tiền tỷ nhưng cũng có những gia đình trở nên khốn đốn.

Sự khác biệt nằm ở hàm lượng dầu trầm mà cây dó bầu tạo ra. Những người may mắn tạo được ra cây dó bầu có hàm lượng tinh dầu cao nhanh chóng bán được cây và thu về tiền tỷ. Những người không may mắn thì đành ngậm ngùi ôm vườn dó bầu thở vắn than dài.

Những người không may mắn thì đành ngậm ngùi ôm vườn dó bầu thở vắn than dài.

Tóm lại, dù là khác nhau cơ bản về phương thức nhưng trào lưu trồng dó bầu tạo trầm cũng mang tính may rủi không kém gì việc “ngậm ngải tìm trầm”. “Theo hiểu biết của rôi, đang có khoảng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ha cây dó bầu đã tạo trầm nhưng hàm lượng tinh dầu thấp đang nằm rải rác khắp các tỉnh miền Trung”, một thương lái trầm đánh giá.

Sau nhiều năm than vãn, nhiều người cũng đã chủ động tìm đầu ra cho cây dó bầu bằng cách chào bán cho các cơ sở sản xuất hương (nhang) hoặc các cơ sở thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhưng mảnh vườn, cánh rừng trồng dó dầu rác rác khắp các tỉnh miền trung. Nhiều người thiếu kiên nhẫn đã chặt hạ toàn bộ cây dó bầu mà mình đã bỏ công chăm sóc hàng chục năm trời để chuyển sang trồng cây khác.

“Trước thực trạng trên, từ nhiều năm nay, ANVY đã nung nấu ý tưởng “giải cứu” cây dó bầu đồng thời thu về lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên phải đến tháng 3 tới đây, khi dây chuyền chiết xuất chính thức đi vào hoạt động, ANVY mới có điều kiện để hiện thực hóa ý tưởng của mình”, ông Tô Hồng Thái, Chủ tịch HĐQT ANVY cho biết.

“Lúc đầu, ý tưởng chiết xuất tinh dầu trầm từ cây dó bầu của anh Chủ tịch HĐQT khiến tôi khá bất ngờ. Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng với những điều kiện hiện có, ANVY hoàn toàn đủ khả năng hiện thực hóa thành công ý tưởng kể trên”, chị Nguyễn Thị Phương Thảo – Trưởng phòng nghiên cứu, Công ty CP ANVY khẳng định.

Dây chuyền chiết xuất do hãng Devex thiết kế và lắp đặt và chuẩn bị đưa vào hoạt động là cơ sở để ANVY đặt niềm tin có thể chiết xuất thành công tinh dầu trầm từ cây dó bầu.

Chị Thảo cho biết thêm: “Cái khó nhất của việc chiết xuất tinh dầu trầm từ cây dó bầu là phải tạo được áp lực đủ lớn làm mềm chất gỗ, tạo điều kiện cho hơi nước đi xuyên qua. Sau đó sẽ thực hiện cắt kéo để thu tinh dầu trầm. Tuy quá trình cắt kéo cũng sẽ tiếp tục gặp phải một khó khăn nữa là phải điều chỉnh được tốc độ bay hơi nhưng với những thiết bị hiện có, ANVY hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hiện những công đoạn trên”.

 

Đức Long

ANVY Copywriter