Công nghệ tạo thuỷ động trong chiết xuất dược liệu – “bí quyết vàng” của Anvy

19/07/2021

Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để tách được hoạt chất từ dược liệu. Đây chính là một giai đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm từ thảo dược. Có rất nhiều phương pháp chiết xuất khác nhau được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên khái niệm về chiết xuất ở nhiệt độ thấp hay còn gọi chiết ấm, và chiết nhờ công nghệ tạo thuỷ động là một khái niệm khá mới mẻ hiện nay được áp dụng trong sản xuất tại nhà máy Anvy. Vậy phương pháp chiết trên có gì đặc biệt? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!.

Hiện nay có khá nhiều dung môi được sử dụng trong chiết xuất, phổ biến bao gồm nước, dung môi cồn (ethanol, methanol), hệ dung môi cồn – nước và nhiều hệ dung môi hữu cơ khác (n-hexan, cloroform..). Việc lựa chọn dung môi được sử dụng trong chiết xuất phụ thuộc vào bản chất của từng dược liệu cần tách chiết. Tuy nhiên hiện nay 2 hệ dung môi thường được sử dụng trong sản xuất là nước và cồn.

Khó khăn khi lựa chọn hệ dung môi trong chiết xuất

Với dung môi là nước, các hoạt chất tan tốt trong nước sẽ được chiết tách, vì vậy khối lượng chất rắn thu được khá lớn chiếm từ (20-30%) khối lượng cao dược liệu, trong đó chủ yếu là tinh bột, chất keo, gôm và chất nhầy, đây đều là những thành phần không có tác dụng. Trong khi đó hàm lượng hoạt chất mong muốn thu được khá thấp.

Chiết bằng dung môi là cồn hoặc hệ dung môi cồn – nước thu được hàm lượng hoạt chất lớn hơn so với chiết bằng nước. Tuy nhiên đối với phương pháp chiết bằng cồn khá nguy hiểm nếu thiết bị chiết xuất không đảm bảo điều kiện phòng chống cháy nổ. Hơn nữa chiết bằng cồn và dung môi hữu cơ khác, dược liệu cần phải được chia nhỏ trước khi chiết mới thu được hoạt chất. Vì vậy khá nhiều doanh nghiệp không sử dụng phương pháp chiết này do phức tạp, yêu cầu và chi phí cao hơn so với chiết bằng dung môi nước. 

Tuy nhiên để đảm bảo thu được hoạt chất có hàm lượng cao nhất, tại nhà máy Anvy ưu tiên sử dụng phương pháp chiết xuất bằng cồn sử dụng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại EECV.

Khó khăn trong lựa chọn nhiệt độ chiết xuất tối ưu

Có nhiều phương pháp chiết xuất được ưu tiên sử dụng trong sản xuất bao gồm chiết ở nhiệt độ thường (chiết lạnh), chiết ở nhiệt độ ấm (50-60 độ C), chiết ở nhiệt độ sôi (100 độ C) và chiết ở nhiệt độ cao (hơn 100 độ C) nhờ. Tuy nhiên các phương pháp đều có mặt hạn chế như chiết ở nhiệt độ thường thời gian chiết lâu, hiệu suất chiết rất thấp, ngược lại chiết ở nhiệt độ cao hoạt chất rất dễ bị oxy hoá phân huỷ đồng thời khối lượng lớn chất rắn thu được chứa nhiều thành phần không có tác dụng (như chất nhầy, chất nhựa, tinh bột…).

Phương pháp chiết ở nhiệt độ thấp kết hợp công nghệ tạo thuỷ động tại nhà máy Anvy

Sau cả quá trình dài  tiến hành nghiên cứu và so sánh tính ưu việt của các phương pháp chiết, Anvy đã đưa ra phương pháp chiết ấm kết hợp công nghệ tạo thuỷ động sử dụng trong sản xuất các sản phẩm tại công ty. Phương pháp này đảm bảo thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất, toàn vẹn nhất so với các phương pháp kể trên.

Chiết ấm là phương pháp chiết xuất dược liệu ở nhiệt độ (50-60 độ C), sử dụng các dung môi là cồn. Trước khi chiết dược liệu cần được chia nhỏ kích thước theo quy định, đảm bảo không quá mịn gây tắc trong quá trình chiết, cũng không được quá lớn. 

Công nghệ tạo thuỷ động là sử dụng các phương pháp để tạo dòng chuyển động khuyếch tán dung môi vào dược liệu nhằm tạo hiệu suất chiết tách hoạt chất tốt hơn.Có một số cách tạo thuỷ động trong chiết xuất bao gồm dùng nhiệt độ sôi, dùng áp suất âm hoặc dùng bơm hút công nghệ cao.   

Tại nhà máy Anvy thuỷ động được tạo ra nhờ bơm hút công nghệ cao đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ vừa đảm bảo tiêu chuẩn bền với các hệ dung môi. Các máy bơm hút chân không cho phép “hút đỉnh bơm đáy”, khác các máy bơm hút thông thường sẽ là “hút đáy bơm đỉnh”như trên thị trường. Vì thế dược liệu và dung môi được tiếp xúc, trao đổi liên tục trong hệ thống chiết xuất chân không với thể tích khá lớn. Đặc biệt để áp dụng được công nghệ này yêu cầu hệ thống dây chuyền là hoàn toàn khép kín. Điều này tại Việt Nam duy nhất có dây chuyền công nghệ EECV do Anvy sở hữu làm được. 

Nhờ việc kết hợp chiết ấm và công nghệ tạo thuỷ động trong sản xuất, các hoạt chất trong dược liệu thu được tại Anvy sau quá trình chiết đạt 90-95%, lượng tạp chất trong cao cũng rất thấp so với các phương pháp chiết xuất khác. Kết quả định lượng cho thấy hàm lượng một số hoạt chất trong sản phẩm tại Anvy vượt trội hơn hẳn các sản phẩm khác trên thị trường. Ví dụ như thành phần Hederacoside C  trong cao khô lá thường xuân của sản phẩm AZKA có hàm lượng đạt trên 10%, hay một số thành phần hoạt chất Flavonoid trong cao lá bạch quả của sản phẩm hoạt huyết CIKAN cũng đạt hàm lượng rất cao (24%) so với các sản phẩm khác có chứa cùng dược liệu trên thị trường. Đây chính là lý do vì sao các sản của Anvy nhận được nhiều phản hồi tốt từ người dùng về chất lượng sản phẩm. 

Chiết xuất là một công đoạn quan trọng nhất, quyết định hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm. Vì thế lựa chọn 1 phương pháp chiết xuất phù hợp, đảm bảo được hoạt chất đủ phát huy tác dụng trong sản phẩm hay không là 1 bài toán vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay khi bài toán về kinh tế và lợi ích bị đặt nặng hơn hiệu quả tác dụng của sản phẩm. Anvy hy vọng quý khách hàng hãy sáng suốt chọn lựa cân nhắc nơi gửi gắm niềm tin của bản thân mình!

Công ty cổ phần Anvy