Đột phá trong nghiên cứu hỗ trợ điều trị bệnh Đại tràng mãn tính

27/06/2017

Trong hơn 30 năm nghiên cứu PGS.TS Lương y Phùng Hòa Bình – Nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền Đại học Dược Hà Nội đã tìm ra mối liên quan mật thiết giữa bệnh đại tràng và dịch mật trong cơ thể.

Đây là nền tảng cơ sở lý thuyết chặt chẽ cho việc kế thừa và phát triển bài thuốc cổ truyền của dân tộc trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mạn tính, xua tan đi phiền toái mà người bệnh phải chịu đựng nhiều năm.

Mối quan hệ mật thiết giữa dịch mật và đại tràng

Dịch mật ngoài chức năng chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể hấp thu các nhóm vitamin tan trong dầu, muối mật giúp duy trì nhu động ruột già (đại tràng). Một vai trò nữa của dịch mật đó là giúp cân bằng môi trường ruột non, điều hòa nhu động ruột và kích thích tiêu hóa.

Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các nhóm enzym và lợi khuẩn đường ruột hoạt động, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non và đại tràng. Dịch mật có pH kiềm, giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong khối thức ăn từ dạ dày đi xuống, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái tạo lại lớp niêm mạc bị tổn thương ở bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính

Tăng tiết mật cân bằng – Đột phá mới

Hiện nay, các phương pháp hỗ trợ điều trị và các sản phẩm trên thị trường đều không chú ý tới những yếu tố trên, mà chỉ tập trung giải quyết phần ngọn như cải thiện sức khỏe tỳ vị, giảm các triệu chứng khó chịu bệnh đại tràng hay bổ sung lợi khuẩn mà bỏ qua vai trò của dịch mật trong tiêu hóa. Điều đó lý giải tại sao người bệnh uống bao nhiêu thuốc cũng chỉ đỡ, chứ không khỏi bệnh hoàn toàn. Một số người bệnh luôn sống cùng bệnh với suy nghĩ “sống cùng thuốc”.

Theo y học cổ truyền, can chủ sơ tiết tức là gan điều chỉnh sự tiết mật của cơ thể. Khi can tỳ bất hòa sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Chúng ta có thể thấy các bệnh nhân đại tràng thường có triệu chứng điển hình là: cơn đau quặn bụng, bị tiêu chảy khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, thủy hải sản và các đồ ăn lạnh, tanh.

Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sự tiết dịch mật ở bệnh nhân đại tràng bị rối loạn. Dịch mật không hoàn thành chức năng của mình gây ra phiền toán ở đại tràng: Đau bụng, rối loạn đại tiện, rối loạn tính chất phân là các triệu chứng khiến bệnh nhân mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Tăng tiết mật cân bằng – Cơ chế đột phá hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng

 

Một vấn đề đáng lưu ý nữa, hoạt động của các nhóm lợi khuẩn và các enzym tiêu hóa ở đại tràng phụ thuộc vào: độ ẩm, nhiệt độ, cơ chất và độ pH đường ruột. Khi một trong các yếu tố này gặp rối loạn, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các nhóm lợi khuẩn và enzym làm suy giảm sức khỏe tiêu hóa. Vì vậy, khi điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính cần chú ý điều tiết hài hòa các vấn đề này.

Qua nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS Phùng Hòa Bình cho rằng: “Điều trị bệnh đại tràng cần một cơ chế hoàn chỉnh, đa tác động, vừa điều trị triệu chứng, vừa giải quyết nguyên nhân, có như vậy mới duy trì được sức khỏe đại tràng ổn định”.

Ông đã đúc rút kinh nghiệm trong 30 năm trên lâm sàng cho hàng nghìn bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính, tạo nên bài thuốc trên cơ sở cơ chế “Tăng tiết mật cân bằng” và nguyên tắc hỗ trợ điều trị kết hợp các vị thuốc giúp kiện tỳ vị, hóa thấp, hành khí, kháng khuẩn chống viêm và gia giảm phù hợp với cơ địa người Việt từ bài thuốc cổ để hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng. Năm vị thuốc được ông kết hợp tài tình là: Thương truật, Mộc hương, Hoắc hương, Mộc hoa trắng, Hoàng liên. Bản thân bài thuốc vẫn còn nhiều bí quyết với phương pháp chế biến, sao tẩm đặc biệt của dược liệu trước khi chiết xuất, đảm bảo tác dụng tối đa của 5 vị thuốc.

Sự kết hợp của các vị thuốc trong bài thuốc cổ phương có thể giúp tăng tiết mật, cân bằng môi trường đại tràng và hỗ trợ điều trị hiệu quả, toàn diện bệnh lí đại tràng.

– Mộc hương – vị thuốc giúp hành khí: Giúp lưu thông khí ở vị tràng, loại bỏ cảm giác đầy hơi chướng bụng và các cơn đau quặn do co thắt ruột.

– Bộ ba Hoắc hương, Mộc hương, Thương truật kết hợp có tác dụng hóa thấp: Giúp tăng cường hấp thu dịch nhầy, nước từ ruột vào cơ thể làm khắc phục triệu chứng ỉa chảy, giúp phân khô và đóng thành khuôn.

– Mộc hương, Thương truật giúp kiện tỳ: nhằm phục hồi, cải thiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi khuẩn cộng sinh, kích thích hoạt động của men tiêu hóa tại đại tràng.

– Thương truật vị thuốc có tác dụng chống viêm loét, hỗ trợ điều trị các vết viêm loét từ sâu bên trong.

– Thương truật, Hoàng liên, Mộc hoa trắng có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ đại tràng khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh.

Các vị dược liệu được PGS. TS Phùng Hòa Bình áp dụng cho liệu pháp tăng tiết mật cân bằng

Kết quả từ liệu pháp cân bằng mật được PGS.TS Phùng Hòa Bình chia sẻ rất nhiều trong các hội thảo đông y. thực tế hành nghề đã cho thấy hiệu quả của liệu pháp này. Liệu pháp tăng tiết mật cân bằng đảm bảo 2 yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh là tính khoa học, tinh hoa y học cổ truyền. Hi vọng tâm huyết của Thầy Phùng Hòa Bình sẽ được áp dụng rộng rãi, giúp người bệnh “xua đi phiền toái đại tràng”.
(Nguồn: Báo điện tử Vietnamnet)